THỐNG KÊ BÀI VIẾT

Gửi bài nhiềuSự tích Ngưu Lang - Chức Nữ Menu_open
-‘๑’-ıl Elnaizßø
Boo khờ
nhoxpuon
LyzLaders
peden
WAF«—VôLệ
ll3o0n
silence*
nhoxpuon™
_[Mr].TuAn_®
Topic xem nhiềuSự tích Ngưu Lang - Chức Nữ Menu_open
Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ Untitl10

Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ Untitl10

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ Empty Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ Thu Jan 05, 2012 8:06 pm

nhoxpuon™

nhoxpuon™
Founder
Founder

Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ Nguulangchucnu_50


Ngưu
Lang - Chức Nữ hay Ông Ngâu - Bà Ngâu là câu truyện cổ tích. Có hai
phiên bản, một của Việt Nam và một của Trung Quốc. Truyện cổ tích này có
liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải
Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt
Nam. Trong truyện cổ tích Trung Quốc cũng có nhắc tới Ngưu Lang (牛郎) và
Chức Nữ (織女) nhưng nội dung câu chuyện cũng như các dị bản thì không
giống với truyện của Việt Nam.




Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ Triangle+with+rasalhague
vega là sao chức nữ .Altair là sao ngưu lang


Phiên bản Việt Nam
Ngưu
Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên
nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để
trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của
Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai
phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Sau đó, Ngọc
Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần
vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức
Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và
được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.
Thời bấy giờ sông Ngân
trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh
cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở
trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe
ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc
Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp
lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy
là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp
nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ
lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc
nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô
thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới
tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông. Có lẽ do
tích này mà vùng Bình Định (miền Trung Việt Nam) có từ "quạ làm xâu"
nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu
trọc lóc trong rất khôi hài Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều
là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo
ra.


Phiên bản Trung Quốc
Chàng chăn bò
trẻ tuổi có tên gọi Ngưu Lang (牛郎 - tức sao Altair hay chàng chăn bò, là
sao Ngưu Lang) nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang
đùa giỡn vui vẻ với nhau. Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái
là một con bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ và chờ đợi xem điều
gì sẽ xảy ra. Các nàng tiên đã cử cô em út và xinh đẹp nhất có tên gọi
là Chức Nữ (織女 - tức sao Vega hay nàng tiên dệt vải) ra để lấy lại váy
áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể
trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng
(đúng như câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" của lễ giáo phong kiến). Nàng đã
chứng tỏ mình là một người vợ tuyệt vời, còn Ngưu Lang là một người
chồng tốt và họ đã sống bên nhau hạnh phúc. Nhưng Thiên Hậu (trong một
số dị bản là mẹ Chức Nữ) nhận ra rằng một kẻ tầm thường (tức Ngưu Lang)
lại dám cưới một nàng tiên đẹp và bà đã điên tiết (trong các dị bản
khác, Thiên Hậu bắt Chức Nữ quay lại làm công việc dệt các đám mây ngũ
sắc trên bầu trời vì nàng đã không làm công việc đó kể từ khi lấy
chồng). Rút cái kẹp tóc của nàng ra, Thiên Hậu đã vạch ra một con sông
rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mãi (vì thế tạo ra sông
Ngân và trên thực tế người ta nhìn thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ
nằm ở hai bên của dải Ngân Hà).
Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một
bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và
phải chịu trách nhiệm nuôi hai con (tức hai ngôi sao bên cạnh nó là
Aquila -β và -γ).
Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy
thương hại họ và chúng bay lên trời để làm cầu (鵲橋, "Ô kiều") phía trên
sao Deneb trong chòm sao Cygnus để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong
một đêm, là đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch.
Truyền thuyết này có thể là gốc cho thành ngữ tắm tiên.

Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ 133



XEM THÊM :

có nơi nói là chim khách (mang sự may mắn , chứ không phải quạ , thường báo điềm xui .)
sao ngưu lang http://vi.wikipedia.org/wiki/Sao_Ng%C6%B0u_Lang
sao chức nữ http://vi.wikipedia.org/wiki/Sao_Ch%E1%BB%A9c_N%E1%BB%AF


Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ 1-53

http://chaokontum.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Đang tải dữ liệu...
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất